Thanh kiếm 3.000 năm tuổi
Thanh kiếm có lưỡi hình bát giác vẫn còn sáng lấp lánh khi được tìm thấy trong một ngôi mộ vào tháng 6.2023,ữngpháthiệnkhảocổquantrọngtrongnăxổ số miền nam chủ nhật tại một địa điểm ở Donau-Ries, bang Bavaria, Đức, cùng với hài cốt của 3 người. Thanh kiếm được xác định hơn 3.000 năm tuổi, cần được các nhà khảo cổ kiểm tra thêm.
Một tuyên bố từ các nhà nghiên cứu sau đó xác nhận rằng đây là vũ khí thực sự, không phải vũ khí nghi lễ hay trang trí, với "phần trước của lưỡi kiếm cho thấy nó được làm chủ yếu để chém".
Dép cổ được làm hơn 6.000 năm trước
Hai chiếc dép do các thợ mỏ Tây Ban Nha phát hiện vào năm 1857 được xác định bằng đồng vị carbon, có niên đại khoảng 5.000 năm tuổi.
Tuy nhiên phân tích mới từ Đại học Autonomous, Barcelona và Đại học Alcalá ở Tây Ban Nha đã xác định đôi dép có khoảng 6.200 năm trước. Vào tháng 9.2023, các nhà nghiên cứu đã công bố rằng giày dép làm từ sợi thực vật, trên thực tế là loại vật dụng lâu đời nhất được biết đến ở châu Âu.
Theo một tác giả của nhóm nghiên cứu, những đôi dép này được bảo quản nhờ điều kiện khô ráo trong hang động ở miền Nam Tây Ban Nha, cùng với nhiều loại giỏ đan sợi và hàng hóa khác.
Tiết lộ mới về Mona Lisa
Các nhà khoa học Pháp và Anh đã phát hiện một mảnh ghép mới từ bức chân dung nổi tiếng Mona Lisa ẩn bên trong lớp nền bức tranh của Leonardo da Vinci.
Sử dụng tia X và quang phổ hồng ngoại, nhóm nghiên cứu phát hiện ra một hợp chất khoáng có tên là Plumbonacrite, hình thành khi dầu và oxit chì trộn lẫn với nhau, giúp sơn khô nhanh hơn. Mặc dù biết rằng các nghệ sĩ sau này (gồm cả Rembrandt) đã sử dụng kỹ thuật này nhưng các tác giả của nhóm nghiên cứu cho rằng Leonardo có thể là người đầu tiên.
Gilles Wallez, một thành viên của nhóm, nói với CNN vào tháng 10.2023: "Mỗi khi bạn phát hiện ra điều gì đó trong quy trình vẽ tranh của ông ấy, bạn sẽ nhận ra rằng Leonardo rõ ràng đã đi trước thời đại".
Hành lang ẩn giấu trong kim tự tháp
Dự án Scan Pyramids - sử dụng công nghệ bao gồm đo nhiệt độ hồng ngoại và chụp ảnh, đã giúp hiểu rõ hơn về sự phức tạp kiến trúc và các khu vực vẫn còn ẩn giấu của kim tự tháp. Phát hiện mới nhất là một hành lang dài 10 mét gần cổng chính.
Theo Mostafa Waziri, người đứng đầu Hội đồng cổ vật tối cao Ai Cập, không gian này có thể được xây dựng để phân bổ lại trọng lượng xung quanh lối vào hoặc có thể cho phép tiếp cận một căn phòng không xác định. Một bài báo đăng trên tạp chí khoa học Nature cho biết nghiên cứu sâu hơn về hành lang có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về cách kim tự tháp được tạo ra.
Tác phẩm nghệ thuật trên gác mái
Bức tranh bụi bặm trên gác mái là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của họa sĩ Hà Lan Pieter Brueghel the Younger vào thế kỷ 17, sau đó được bán với giá 850.000 USD tại nhà đấu giá Daguerre ở Paris.
Chiếc vòng cổ dưới đáy đại dương
Món trang sức có răng của Megalodon, một loài cá mập thời tiền sử, đã được một công ty điều tra nước sâu - Magellan xác định trong xác tàu đắm Titanic. Đây là một phần trong kế hoạch thực hiện dự án đầy tham vọng nhằm tạo ra bản quét kích thước đầy đủ của con tàu nằm dưới đáy Đại Tây Dương, sâu khoảng 4.000 mét, sau thảm họa xảy ra năm 1912.
Richard Parkinson, Giám đốc điều hành của Magellan, gọi chiếc vòng cổ là "đáng kinh ngạc, xinh đẹp".
Bồn cầu cổ nhất thế giới
Theo truyền thông Trung Quốc, nhà vệ sinh 2.400 năm tuổi và đường ống uốn cong - có thể là biểu tượng địa vị của giới thượng lưu Trung Quốc thời bấy giờ - được phát hiện trong đống đổ nát của một cung điện tại khu khảo cổ Nhạc Dương ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây.
Theo các nhà khảo cổ, bồn cầu vệ sinh có thể chỉ được một số ít người trong tầng lớp thống trị sử dụng. Thiết kế này có thể cần sự hỗ trợ của người hầu để đổ nước vào mỗi lần sử dụng.